Khoán nông nghiệp ở Hải phòng Bùi_Quang_Tạo

1979 – 1982 ông được Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải phòng bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng [12] thay ông Trần Đông về Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng. Ông cùng Chủ tịch UBND Thành phố Đoàn Duy Thành bàn cách tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, thống nhất cử cán bộ xuống các huyện nghiên cứu thực tế về đời sống, sản xuất của bà con xã viên để về báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy.[13]

Thường trực Thành ủy đã dự thảo Nghị quyết số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy về khâu khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Hai cán bộ chủ chốt trao đổi nhiều lần và dự thảo nghị quyết về "khoán sản" trong nông nghiệp. Tuy nhiên, "khoán" vẫn là vấn đề "tối kỵ" khi đó. Bài học "khoán" ở Vĩnh Phúc bị "đánh" tơi tả 15 năm trước vẫn được nhắc đến như là tấm gương "tày liếp" để nhắc nhở, răn đe. Thành ủy nhiều lần họp nhưng vẫn chưa nhận được sự thống nhất cao. Bí thư Bùi Quang Tạo và Chủ tịch Đoàn Duy Thành chủ trương cùng với công tác vận động để tạo sự đồng thuận trong nội bộ, đồng thời tranh thủ sự đồng tình của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

Sau khi lãnh đạo Trung ương chấp thuận chủ trương, ông thống nhất với Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết số 24. Thường trực Thành ủy đã triệu tập các Bí thư Huyện ủy lên họp để quán triệt tinh thần Nghị quyết số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Hai ông quyết định chọn huyện Đồ Sơn để làm trước. Huyện này ra nghị quyết được 32 ngày thì Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết 24 nổi tiếng về khoán trong nông nghiệp vào tháng 8-1980. Ý Đảng hợp với lòng dân đã nhanh chóng được hiện thực hóa trong đời sống. Nhân dân hồ hởi đón nhận và lao động hăng say trên "mảnh ruộng của mình". Khi đi cơ sở vào 30, Mồng Một Tết vẫn còn thấy bà con lao động trên cánh đồng. Một điều trước đây chưa từng xảy ra. Năng suất vì thế cũng tăng cao, trước đây cả năm cũng chỉ được 3,5 đến 3,8 tấn/ha; ngay trong năm khoán đầu tiên đã tăng lên 4,5 đến 5 tấn thóc. Những năm sau đó, nông nghiệp Hải Phòng phát triển rất nhanh. Lương thực coi như đã tự túc được cho cả phi nông nghiệp. Không còn tình trạng hằng năm phải lên Trung ương xin gạo, xin mì. Hàng trăm đoàn của Trung ương và các địa phương trong cả nước kéo nhau về Hải Phòng để tham quan, học hỏi. Hải Phòng trở thành mô hình phát triển kinh tế năng động của cả nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bùi_Quang_Tạo http://tadri.org/index.php?option=com_content&view... http://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%... http://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B_quy%E1%... http://baophutho.vn/chinh-tri/201210/Chien-thang-s... http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhph... http://haiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?Conte... http://ipsard.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid... http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/Qua-trinh-phat... http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapIII/Phuluc... http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHtoantapIV/1975/UB...